CÁCH ĐỂ NHÀ TUYỂN DỤNG ẤN TƯỢNG TỐT VỀ BẠN (PHẦN 1)
1. VIẾT THƯ XIN VIỆC ĐỦ THÔNG TIN QUAN TRỌNG
Thư xin việc có nhiệm vụ giới thiệu về các trình độ chuyên môn chính của bạn và làm nổi bật sự phù hợp của bạn với vị trí ứng tuyển, mà người tuyển dụng có thể xem được. Điều quan trọng nhất, thư xin việc cần đề cập cụ thể đến vị trí hiện có mà bạn đang ứng tuyển, chính tả và ngữ cần phải chính xác. Khoảng cách của các từ trên trang cũng vậy, hãy chỉnh chu từng dòng chữ để người đọc cảm thấy thoải mái và dễ chịu khi đọc thư xin việc của bạn.
Hãy luôn chắc chắn rằng những thông tin liên hệ với bạn phải có đầy đủ và được ghi tại nơi dễ dàng nhìn thấy nhất. Rất nhiều ứng viên sử dụng form xin việc truyền thống mà họ dễ dàng mua được ở nhà sách hay tiệm photocopy, nhưng họ không để ý rằng trên form này không có nơi điền thông tin vị trí bạn đang ứng tuyển, thậm chí cả số điện thoại. Vậy thì làm sao nhà tuyển dụng có thể biết rằng bạn đang ứng tuyển cho vị trí nào và làm cách nào để liên hệ với bạn?
Lưu ý, một số doanh nghiệp họ có sử dụng các form mẫu riêng hoặc có 1 nền tảng tuyển dụng riêng hãy dùng đúng form của họ nhé.
Hãy chắc chắn rằng thư xin việc của bạn đầy đủ các thông tin quan trọng
2. ĐẶT RA RÕ MỤC TIÊU CÔNG VIỆC CỦA BẠN TRONG HỒ SƠ XIN VIỆC
Bạn có biết có rất nhiều người tìm việc đang tìm kiếm một "cơ hội đầy thách thức để sử dụng các kỹ năng của bản thân với một nhà tuyển dụng chuyên nghiệp, người mà sẽ mang lại cơ hội phát triển cho bạn?" . Nghe có vẻ quen quen đúng không, đây chính là câu mở đầu kinh điển và nhàm chán trong vô số CV mà các nhà tuyển dụng phải đọc.
Chú ý: Nếu bạn đang tìm kiếm một vị trí đào tạo hoặc một vị trí tiếp thị. Sơ yếu lý lịch giống hệt nhau sẽ không làm nổi bật các kỹ năng của bạn cho cả bất kỳ lĩnh vực.
Đặt rõ mục tiêu công việc tại thư xin việc
3. LÀM NỔI BẬT LÊN THẾ MẠNH CỦA BẠN
Điều gì khiến bạn khác với các ứng viên khác? Trên sơ yếu lý lịch của bạn, hãy xây dựng một nền tảng bằng cách nêu lên kinh nghiệm cho vị trí bạn tìm kiếm. Từng giai đoạn mà bạn đi làm cũng liên quan nhiều đến việc sắp xếp thông tin trên sơ yếu lý lịch của bạn. Nếu bạn vừa tốt nghiệp đại học, hãy dẫn đầu phần đầu tiên của bản lý lịch với trình độ học vấn và bằng cấp của bạn.
Chú ý: Điều quan trọng là làm cho người xem xét sơ yếu lý lịch dễ dàng thấy rằng bạn đủ tiêu chuẩn cho vị trí đó.
Cố gắng thể hiện thế mạnh bản thân trong thư xin việc
4. TRÁNH GỌI ĐIỆN "THĂM DÒ" ĐỂ GÂY CHÚ Ý
Đây là những cuộc gọi điện thoại hoặc email của ứng viên hoàn toàn không có mục đích gì khác ngoài việc khiến nhà tuyển dụng tiềm năng chú ý đến bạn. Các cuộc gọi nhằm mục đích gây chú ý sẽ làm mất thời gian của công ty, gây khó chịu cho người sàng lọc sơ yếu lý lịch và nói chung sẽ chẳng đạt được gì có lợi cho bạn.
Đừng gọi điện cho nhà tuyển dụng chỉ vì bạn muốn thăm dò họ có đang quan tâm đến CV của mình hay không
5. HÃY SỬ DỤNG SỐ ĐIỆN THOẠI TRỰC TIẾP CỦA BẠN
Đừng cung cấp cho nhà tuyển dụng tiềm năng số điện thoại tại văn phòng công việc hiện tại của bạn. Tuy nhiên, bạn thực sự cần tôn trọng thời gian của nhà tuyển dụng tiềm năng bằng cách cung cấp cho họ số điện thoại cá nhân. Nhân viên nhân sự có thể cần liên hệ với bạn để đặt lịch hẹn phỏng vấn.
Hãy để lại số điện thoại cá nhân để nhà tuyển dụng dễ dành liên hệ bạn nhé
Hãy đón đọc tiếp phần 2 tại Acecook Career nhé.
Source: https://www.thebalancecareers.com/impress-potential-employer-1916707